Các bài trang trí màu em thấy đa số là phần chính sáng, nổi bật trên nền tối, tại sao lại như vậy? Liệu có còn cách nào khác không?
Chà, lúc mình tô bài trang trí màu mà không hiểu tại sao phải làm vậy thì cũng có chút bức bối nhỉ :))) Cho nên bây giờ mình cùng nhau giải đáp câu hỏi vừa hay vừa lạ này nhé!
________________________________________
Trên lý thuyết, cả hai dạng sắp xếp sắc độ nền-chính này đều làm điểm chính nổi bật và thu hút, tuy nhiên từng loại có những đặc điểm khác nhau:
🌑 NỀN TỐI NHẤN SÁNG:
**Ưu điểm: **
Rõ khung (vì nền tối khác biệt với giấy trắng) ➡️ Dễ tạo không gian cho bài.
Điểm chính sáng, tươi, dễ nổi bật (như bóng đèn💡).
Khuyết điểm:
Nền dễ bị "đen" ➡️ lủng bài❗️
Nền tối khó xử lý cho các đề bài có tính "dễ thương, mộng mơ" (nhìn hơi dảk á mí pạn 😃).
🌕 NỀN SÁNG NHẤN TỐI:
Ưu điểm:
Lạ, ít người dùng 🤔.
Phần chính được tả khối mạnh hơn, 3D hơn (do được dùng thêm nhiều sắc độ tối vào phần chính).
Khuyết điểm:
Do điểm chính tối nên dễ sa đà vào việc pha đen vào chính ➡️ làm điểm chính mất độ tươi, khó nổi bật.
Khung tranh sẽ thiếu sự rõ ràng, không gian trong bài bị dàn trải toàn bộ tờ giấy (nếu xử lý nền không tốt).
________________________________________
*Qua những giải đáp trên các bạn đã hiểu lý do để chọn cách đi sắc độ như thế nào chưa nè? Tuy cách có nhiều nhưng chúng ta phải biết khôn ngoan trong việc chọn chiến thuật khi thi, và nhớ hãy luyện tập thật nhiều ở nhà vì khi đi thi bạn chỉ có một **cơ hội duy nhất *quyết định tấm vé vào cánh cửa ĐH của bạn, luôn nhớ điều đó nhé!
Nguồn: Group LUYỆN THI VẼ HỌC CHĂM THI KHỎE
No comments:
Post a Comment