Sunday, August 15, 2021

Học ngành thiết kế có cần năng khiếu không?

Từ lâu, theo quan niệm dân gian, môn vẽ - thiết kế đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người là một môn năng khiếu nghệ thuật. Học vẽ, luyện thi vẽ tức là trong mỗi con người phải có một "máu nghệ sĩ" thì mới có thể thành công. Vậy điều đó có đúng hay không, hãy cùng tìm hiểu: 

Học vẽ, không chỉ là cầm bút lên mà vẽ mà nó đòi hỏi chúng ta một sự khổ luyện kiên trì, dài lâu và tình yêu nghệ thuật.  Với một người không biết gì về hội họa lại muốn học vẽ thì quả là có chút khó khăn. Nhưng cái gì cũng phải có căn bản, hãy bắt đầu từ việc học vẽ các hình khối cơ bản, những thứ mà bạn nghĩ quá đơn giản, con nít cũng có thể vẽ được, những chính từ đó sẽ xây dựng một nền tảng để bạn có thể vẽ được những thứ phức tạp và cao siêu hơn..

Trước khi thực hành với chất liệu này, người học phải thành thạo chất liệu bột màu, trước khi thạo bột màu phải thạo màu nước, mà trước khi vẽ màu nước người học phải thành thạo trong việc thể hiện chất liệu, hình dáng và bố cục của mẫu qua bút chì. Mỗi giai đoạn mất khoảng 3-4 tháng làm việc chăm chỉ, trừ những người có năng khiếu nổi trội và ham thích môn vẽ hoặc đã có nhiều kiếp "tu luyện" về hội họa, kiếp này đã thành tài rồi thì học rất nhanh. Nhanh nhưng không có nghĩa là không cần học.

Hãy hiểu đúng vấn đề và yêu cầu các môn vẽ

Hãy vẽ với chính bạn, đừng vội vàng chép cái này hay cái khác- bạn sẽ vẽ rất xấu, dần thì được hơn rồi mới tới đẹp. Nhưng bạn yên tâm, bạn chỉ cầm vẽ được là cơ hội thi đỗ đã rất rộng mở với bạn. Việc không sao chép đúng với cả hai môn MT1 và MT2.

Điều quan trong phải là tình yêu hội họa, nếu chỉ thích vẽ cho vui thì bạn sẽ rất nhanh chán mà từ bỏ. Trong con người phải chứa sẵn một niềm đam mê khi đó ta mới có thể thành công.

Với hội họa, năng khiếu chiếm phần nhỏ trong thành công của người thể hiện, còn lại phần lớn là sự kiên trì và lòng say mê. Có những người có năng khiếu bẩm sinh nhưng hoàn toàn không thích theo đuổi môn vẽ. Nếu một người có năng khiếu về ca hát, có chất giọng tốt hoặc chỉ trên trung bình thôi thì dù không là ca sĩ họ cũng vẫn hát được trong các cuộc vui chơi nhỏ của lớp, của cơ quan...

Nhưng vẽ thì khác, một người dù có năng khiếu vẽ thì cũng vẫn phải học mới có thể vẽ tốt được. Có năng khiếu, chỉ cần bỏ ra ít công sức, người đó sẽ thành công, còn nếu chỉ có chút ít khả năng thôi nhưng thật chăm chỉ thì cũng có những thành công nhất định.

Vẽ, đó là nghệ thuật tạo nên cái đẹp. Cần phải có cảm hứng và nhận ra cái đẹp ở những đồ vật hết sức bình thường xung quanh ta. Ngay cả những vật tầm thường nhất qua bàn tay của người nghệ sĩ cũng trở nên đẹp lạ kì mà hấp dẫn hơn. Như một viên gạch, chất liệu xù xì của nó cũng tạo nên vẻ đẹp, người vẽ phải thể hiện được vẻ đẹp đó, bề mặt ấy sẽ khác với bề mặt mịn màng hơn của khối thạch cao như thế nào... Tất cả, tất cả đều thật đẹp, cái đẹp của sự giản dị.

Hãy mở rộng khả năng quan sát, cảm thụ nghệ thuật từ âm nhạc, văn học, điêu khắc đến nhiếp ảnh, sắp đặt hay trình diễn.

Phải rất nhẫn nại, thói quen chóng chán là kẻ thù số 1 của những người học vẽ. Cả them thì thường chóng vánh, bạn sẽ không thấy thú vị gì với môn vẽ cả, học trước quên sau, rồi nếu có cơ may đỗ, tôi nghĩ bạn sẽ tốt nghiệp đại học thôi- nhưng bạn sẽ luôn nói với mọi người rằng trường đại học chẳng dạy dỗ bạn gì cả- bạn sẽ ra đời, thử nghiệm với đủ các thứ để cuối cùng có khi bạn thù oán hoặc ân hận vì theo đuổi nghề này.

Tìm hiểu thêm về những tấm gương hội họa như Bùi Xuân Phái ở VN, hay Leonardo Da Vinci- bạn không cần vẽ đẹp như họ, nhưng tôi tin là bạn sẽ “học” được nhiều từ những kinh nghiệm của họ, và nếu tư duy của bạn thay đổi- bàn tay hay tay nghề của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt- đây là chìa khóa thứ 2 dẫn đến thành công cho người học vẽ.

Hãy học đều đặn và luyện tập thường xuyên, không cần học một cách cấp tập hay nhồi nhét.

Phải tự rèn luyện thêm, bởi thời gian 1 buổi học vẽ không nhiều. Muốn sáng tạo thì phải có vốn kiến thức, phải am hiểu, phải mẫn cảm với hình thể, với đề tài. Muốn diễn tả thành công bào vẽ tượng thì phải luyện tập nét vẽ (tôi không nói là luyện cho đều như kẻ chỉ- hay luyện đan ca rô cho tăm tắp), nét vẽ cần có phong cách riêng, cần có sự chuyển biến, và quan trọng là gợi được cấu trúc giải phẫu trên khuôn mặt tượng. Bạn nên tìm hiểu thêm kiến thức giải phẫu học- để ít nhất là bạn vẽ đúng các chi tiết trên mặt người.

Bạn phải học cho chính bạn, chứ không phải học cho người khác. Nên có định hướng nghề nghiệp, nên tìm hiểu xem Kiến trúc là gì, để làm gì, sau ra trường làm gì…rồi hãy bắt đầu học. Chỉ nên học khi bạn đã sắn sàng và không hối tiếc…

Không bao giờ là muộn nếu bạn thích học vẽ, nhưng hãy hiểu đúng trước khi chúng ta làm!

Học vẽ trước hết là tự thân, là mong ước của cá nhân các em, không nên vì nể người khác mà học. Khi đã là yêu thích thì rất không khó để thành công. Học vẽ cần cảm xúc, sự quan sát tinh tế và ý thức cầu thị học hỏi, bước từng bước chứ không vội vàng, nôn nóng. Một người học cơ bản tốt, sẽ vẽ chắc chắn, sẽ vẽ sâu và hình thành một phong cách riêng.

Hãy để ngọn lửa yêu nghề luôn thắp sáng bạn, bạn nhé? “

No comments:

Post a Comment